Liệu có xứng đáng bỏ tiền triệu để mua giày chính hãng?
By vithanhlam | 05/09/2023
Có một điều chắc chắn rằng giày Fake cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa cũng sẽ chẳng bao giờ so được với giày Real. Có thể chúng có vẻ bề ngoài gần như giống nhau, nhưng cho dù sử dụng công nghệ sao chép giày hiện đại đến đâu thì cũng chỉ là một hình thức ăn cắp chất xám của người khác. Các bạn hãy thử nghĩ xem, nếu như chúng ta đi một đôi giày Fake thì sẽ ảnh hưởng như nào đến thị trường giày chính hãng và những người yêu giày chân chính? Sau đây Jordan1.vn sẽ cho bạn biết vì sao chúng ta nên tẩy chay thị trường buôn bán giày Fake này nhé.
Giày Fake không đảm bảo chất lượng
Việc tiếp tục buôn bán và trao đổi những đôi giày Fake đang dần trở thành một điều “bình thường”, không có gì đáng lo ngại cả. Tuy nhiên không phải vậy, người đi giày Fake sau dần sẽ sinh ra định kiến về giày Real, họ cho rằng giày nào thì cũng là giày, không cần quan tâm là thật hay giả.
Nhưng không thể vì thế mà đánh đồng được bởi giày Real không chỉ đẹp về hình thức mà về chất lượng còn ăn đứt cả giày Fake. Điều mà người không đi giày Real không thể hiểu được đó chính là độ bền, giày Real có tuổi thọ tính bằng năm chứ không phải bằng tháng như những đôi Fake rẻ tiền.
Ở những đôi giày nhái sẽ không có công nghệ sản xuất đảm bảo chất lượng để đem lại cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đi. Nhưng ngược lại, khi đi giày chính hãng các bạn có thể thấy được rằng ngay cả khi đôi chân phải hoạt động với cường độ mạnh và lâu, chúng vẫn sẽ giúp bạn giảm thiểu một phần lực vào chân và cổ chân để tránh những chấn thương không đáng có.
Trải qua những khâu sản xuất giày cùng khâu kiểm duyệt nghiêm ngặt, thương hiệu giày nổi tiếng như Reebok, Adidas, Converse ,… mới có thể đưa tới bạn những đôi giày đạt chuẩn chất lượng.
Thực trạng “Ăn cắp chất xám”
Mỗi một thiết kế giày phải cần rất nhiều công sức và thời gian của nhà thiết kế để có thể đem lại giá trị cho người tiêu dùng vậy mà lại bị copy ý tưởng và buôn bán trên thị trường trắng trợn, có tin được không? Các bạn thử nghĩ xem, bao công sức, thời gian và tiền bạc mình bỏ ra để làm một công trình nhưng bằng một cách nào đó kết quả lại bị người khác sao chép và cướp công, có xứng đáng không? Hơn nữa, chúng ta luôn được dạy rằng cần phải bài trừ các hình thức trộm cướp, vậy tại sao trường hợp “ăn cắp chất xám” lại bị coi nhẹ? Đó cũng là tài sản tinh thần của người thiết kế vậy nên cần được xem trọng như một “tài sản vật chất”.
Đối với một người yêu giày, có thể họ đã nhìn được ra những vấn đề bên trên vậy nên ngay từ ban đầu trước khi “cơn sốt sneakers” thịnh hành họ đã có góc nhìn khá gay gắt với những đôi giày đạo nhái. Một phần thấy không xứng đáng với đồng tiền mà họ bỏ ra để lấy một đôi chất lượng thấp, nhanh hỏng và một phần họ thấy rằng làm như vậy là trái với đạo đức.
Nghe đến đây có thể một số bạn sẽ cho rằng khi chưa làm ra tiền, kinh tế còn chưa vững thì tại sao lại cần phải “đua đòi” mua những đôi giày đắt tiền? Nhưng thực tế không phải vậy, có những hãng giày chính hãng giá khá mềm cho HSSV có thể thỏa sức lựa chọn như Vans, Converse hay Puma,…
Hơn nữa, ngày nay thị trường kinh doanh giày đã mở rộng, rất nhiều seller nhận order giày với nhiều deal tốt và sẽ có những đôi còn rẻ hơn cả khi bạn mua tại store. Vậy nên theo tôi, lý do kinh tế không vững nên mới phải mua giày Fake chỉ là một câu ngụy biện mà bạn vô ý làm ảnh hưởng xấu đến những hãng giày chân chính.
Thêm nữa, những người áp đặt ý kiến về vấn đề không thích giày nhưng vẫn mua giày chính hãng thì là bọn đua đòi, phung phí tiền bạc đều là những định kiến phiến diện và thiếu văn hóa. Thứ nhất, những người mua giày chính hãng là người có văn hóa, tôn trọng nhà thiết kế vậy nên không thể coi họ là những người “đua đòi” được. Thứ hai, không phải đôi giày chính hãng nào cũng đắt tiền vậy nên không thể bảo họ là những người “phung phí” được. Vậy nên hãy có cái nhìn đúng và công bằng với thị trường giày dép chính hãng bạn nhé!
Cùng nhìn lại 2 mẫu giày điển hình đã bị nhái lại ồ ạt trên thị trường hiện nay, Air Jordan 1 x Off White, Balenciaga Triple S,… Thật sự đối với ngân sách eo hẹp không phải ai cũng có thể nào mua được một trong hai mẫu trên bản chính hãng được. Tuy nhiên có một khoảng thời gian khi những đôi giày mới ra mắt, có một lượng lớn người từ trẻ cho tới già, từ thành phố cho tới nông thôn ai ai cũng mang chúng. Trong số những người sở hữu mẫu giày này, đa số chính là bản nhái lại, nhưng với phiên bản giống không thể giống hơn.
Có thể nói công nghệ sao chép giày ngày càng tinh vi hơn khiến ta khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả. Việc này ảnh hưởng không ít đến thị trường kinh doanh giày dép và những seller order giày chính hãng về bán bởi những tranh cãi gay gắt xảy ra liên tục trên các trang MXH rao bán giày. Không chỉ vậy, một số người sẽ lợi dụng việc giày Fake có vẻ ngoài giống với Real để bán lại chúng với giá bằng đôi chính hãng hoặc có khi còn cao hơn. Khi giày Fake đã có những chiêu trò tinh vi hơn, tâm lí của cả seller và người mua giày đều luôn phải trong trạng thái cảnh giác bởi có thể sẽ bị “lừa”.
Vấn nạn đồ nhái lại tràn lan trên thị trường mua bán không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà còn cả ở những nước đang phát triển khác nữa. Ngay gần đây thôi, một Youtuber người Hàn mới nổi trong chương trình Single’s Inferno – Song Ji A đã vướng phải scandal mặc đồ Fake. Khi chương trình vừa mới đóng máy, Ji A đã được đông đảo khán giả yêu mến không chỉ vì vẻ đẹp có phần giống “búp bê sứ” mà còn là bởi phong cách sang trọng khi cô liên tục sử dụng những phụ kiện hàng hiệu như Alexander McQueen, Chanel hay Dior. Ngay lập tức tài khoản cô đã có được 1,8 triệu người theo dõi.
Tuy nhiên, thành công của nữ Youtuber này ngay lập tức vụt tắt khi fan tố cáo cô sử dụng hàng nhái. Ngay sau đó cô lập tức trở thành tiêu điểm để mọi người chỉ trích. Câu chuyện dùng hàng hiệu hay Fake luôn là vấn đề nhạy cảm để mọi người bàn tán nhưng khi là người nổi tiếng mà dùng hàng Fake thì cũng chả khác gì việc tự mình hủy hoại đi con đường sự nghiệp.
Sau khi bị bóc mẽ việc mua hàng giả để tô vẽ cho sự hào nhoáng “ảo” của bản thân, Song Ji A còn bị dân mạng xứ Trung tố luôn cả việc mua giày Louis Vuitton nhái để tặng bố nhưng lại lên mạng khoe là hàng “Auth”. Đây có phải là một hình thức scam trắng trợn hay không?
Đó là những gì mà Jordan1.vn muốn bạn trẻ hiểu được về vấn đề tưởng chừng như nhỏ bé này. Chúng ta cần có thái độ quyết liệt hơn đối với việc mua bán trao đổi hàng đạo nhái, không chỉ là giày mà còn là tất cả những mặt hàng khác như quần áo, phụ kiện.
Đọc thêm: Top 10 thiết kế Slides tuyệt vời nhất cho hè 2022
Top 10 mẫu sneaker có mức giá phải chăng nhất dành cho sinh viên không thể bỏ qua