
Nhà sáng tạo của Nike – Peter C. Moore chính là người được chọn để vẽ lên đôi giày lịch sử. Khi nhìn Michael Jordan chơi bóng, Moore nghĩ ra 1 vài thứ sẽ đặt lên đôi giày Jordan. Sự khác biệt và nhiệt huyết chính là 2 yếu tố mà Moore chọn để thiết kế lên ngoại hình của chiếc giày. Còn về phần đế theo yêu cầu của Michael, Nike đã đưa công nghệ Air của mình vào trong chiếc đế để cùng với chiếc Logo có 2 đôi cánh vươn ra được mô phỏng theo những lần dunk như bay lên khỏi mặt đất cùng phối màu đỏ đen tượng trưng cho Logo của Chicago Bull. Nhưng khi lần đầu tiên Michael thấy đôi giày mang tên mình, ông đã chê và nói rằng mình sẽ trông như 1 chú hề khi đi đôi giày này lên sân. Nhưng sau vài lần on feet, Jordan đã dần thích thú và chấp nhận chiếc giày.

Cú lừa lịch sử của Nike
Phải mất rất lâu sau đó Jordan 1 mới được ra mắt với công chúng vào tháng 11 vào năm 1985. Trong khoảng thời gian chờ đợi đôi giày của mình Jordan phải mang Nike Air Ship. Họ chọn Nike Air Ship để Michael đi bởi vì đôi giày được thiết kế kế gần như giống Jordan 1. Nike muốn 1 phần tạo tiền đề cho Jordan 1 bởi hiệu ứng của Nike Air Ship mang lại trên chân của Michael. Dần dần đôi Nike Air Ship xuất hiện thường xuyên hơn trên các trận đấu của Michael và họ đã gần như lừa toàn bộ thế giới rằng đây chính là đôi giày mang thương hiệu của Jordan. Đây là 1 chiêu trò quảng cáo visual rất thành công của Nike trước công chúng và tạo bàn đạp cho sự xuất hiện của đôi giày thành công nhất lịch sử.

Khi mọi người nói đên đôi Jordan 1 đầu tiên họ sẽ thường nghĩ đến đôi giày bị cấm hay còn gọi là phối màu bị cấm. Theo luật của NBA, giày của các vận động viên phải có phần màu trắng chiếm 50% trên toàn bộ đôi giày. Nhưng phối màu bị cấm của Jordan lại hoàn toàn không có màu trắng mà chỉ là đen và đỏ. Mặc cho việc bị phạt hơn 5000 USD cho mỗi trận đấu Michael dùng Jordan 1, Nike vẫn hoàn toàn chịu chi trả 1 khoản tiền lớn chỉ để đôi giày được xuất hiện trên sân bóng.

Sau 1 loạt các chiêu trò quảng cáo, cuối cùng ngày định mệnh ấy cũng đã đến, cái ngày mà Jordan cùng Nike đã thay đổi hoàn toàn thế giới. Ngày 18/10/1984, Michael Jordan mang đôi giày bị cấm lên trên sân đấu, 1 đôi giày Jordan 1 đỏ đen. Chỉ vài ngày sau trận đấu đó, tất cả các tờ báo liền nhanh chóng đăng những thông tin, đặt những câu hỏi về đôi giày mới lạ trên chân của Michael. Nike đã chớp thời cơ hoàn hảo đó và ngay lập tức sold out Jordan 1 trên toàn bộ mặt trận. Đôi giày có giá retail khoảng 65$ – 1 khoản tiền không hề nhỏ lúc bấy giờ nhưng với số lượng ít và quá hot đôi giày đã được các reseller đẩy lên hơn 100$.

Trong những mùa tiếp theo Nike cùng Jordan đã bắt tay với nhau để ra mắt thêm tổng cộng 13 phối màu cực kì bắt mắt và đều sold out trong vài tiếng trên stock. 13 phối màu nổi tiếng được ra mắt chính là “Banned,” “Chicago,” “Royal,” “Black Toe,” “Shadow,” and “Carolina Blue” colorways, và Black & White, Blue & White, Metallic Red, Metallic Purple, Metallic Blue, Metallic Green, and Natural Grey. 13 phối màu được ra mắt lần đầu này có thể được gọi là nền tảng của các đôi giày Jordan sau này mà chúng ta thấy được ngày hôm nay. Nghe có vẻ kì lạ nhưng đối với những đứa trẻ có cơ hội được cầm lên đôi Jordan vào năm 1985 đó, đôi giày với chúng không chỉ là 1 đôi giày mà còn là ngọn lửa đam mê, 1 hình tượng Michael Jordan bay lên trên không trung để dunk ẩn bên trong chiếc giày.

Nhưng những niềm vui này dần dần vụt tắt với Nike vào cái ngày mà ông ấy – Michael Jordan rời khỏi sân bóng. Nike liên tục restock những đôi giày Jordan với số lượng rất lớn, lớn đến mức đóng bụi trên kệ. Jordan 1 dần dần bị lãng quên hoặc có thể nói là lùi về phía sau để các đôi Jordan tiếp theo bứt phá. Có thời điểm các reseller phải cắn răng và bán với cái giá ít ỏi – 20$. Thật tình mà nói rằng, Jordan vẫn không ưa các thiết kế của 2 bản Jordan trước đó là JD1 và
JD2 cho lắm, trước mắt ông lúc đấy chính là quyết định chấm dứt hợp đồng với Nike.
Nhưng ngay trong lúc dầu sôi lửa bóng đó, vị pháp sư huyền thoại Tinker Hatfield lại 1 lần nữa cứu Nike 1 bàn thua trông thấy. Vào năm 1988, 1 nhà thiết kế trẻ tuổi vừa mới nổi lên nhờ thành tựu đầu đơi Air Max 1 đình đám cuối cùng đã thuyết phục được Michael ở lại với đôi giày
Jordan 3. Đây cũng là 1 trong những cột mốc quan trọng đánh giấu sự chuyển mình sau ánh hào quang của đôi giày Jordan 1.
Jordan 1s và cái giá 560.000 đô cho lịch sử Sneaker
Vào ngày 3/2 vừa qua, công ty đấu giá Lelands Auctions đã thông báo đấu giá thành công cho đôi giày Nike Air Jordan “Chicago” phiên bản 1985 với giá gần 560 nghìn đô la. Bản vinage của đôi giày sở hữu màu trắng, đỏ và đen của team Chicago Bulls. Đôi giày mang 1 giá trị lịch sử rất lớn với bản thân MJ và thế giới, đôi giày này được MJ sử dụng liên tục trong những ngày đầu của sự nghiệp và còn giúp anh giành được những chiến thắng nhất định để đưa team lên 1 tầm cao mới. Ngoài việc mang giá trị lịch sử lớn với làng Sneaker, đôi giày còn trở nên đặc biệt và đắt giá hơn vì sở hữu chữ kí của huyền thoại bóng rổ Michael Jordan.

Đôi giày còn được làm thành bộ phim riêng với cái tên “The Last Dance” – Điệu nhảy cuối cùng trên nền tảng Netflix. Điều đặc biệt hơn cả đôi giày còn gắn liền với MJ bởi 1 chấn thương nghiệm trọng ở xương và phải mất 6 tháng để hồi phục. Mất đi người gánh team, Chicago Bulls đã tuột dốc không phanh. Trải qa nhiều năm tháng, đôi giày vẫn được bảo quản trong điều kiện rất tốt, phần đỏ tươi trên đôi giày gần như ở trong trạng thái hoàn hảo nhất chỉ có phần midsole bị ngả vàng theo thời gian.
Và đó chính là câu chuyện lịch sử của Jordan 1 và Michael Jordan, nếu bạn đang có ý định sở hữu 1 đôi Jay thì hãy nhanh chóng đến với Jordan1.vn để tậu ngay cho mình nhé.