Takashi Murakami – Khi những bông hoa xâm chiếm thế giới
By vithanhlam | 06/09/2023
Takashi Murakami, 1 con người Châu Á nhỏ bé, đã đập tan đi làn ranh giữa High-Art và Pop-Culture. Những bức tranh sặc sỡ, dày đặc họa tiết vui tươi, tích cực của ông đã khiến xã hội xích tiêu cực này xích lại gần nhau hơn. Kết hợp với chủ nghĩa siêu thực “Superflat” ông đã tạo ra 1 vũ trụ riêng của mình nơi mà ông tổng hòa những nét đẹp của văn hóa Nhật Bản với thế giới. Hôm nay hãy cùng Jordan1.vn nhìn lại cái cách mà ông định hình lại nghệ thuật đương đại với những tác phẩm “điên rồ” của ông nhé.
Murakami Takashi là ai ?
Murakami Takashi sinh ra tại Tokyo vào năm 1962, cái năm mà Nhật Bản đang phải hứng chịu áp lực khủng khiếp từ chiến tranh. Chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Anime của Nhật Bản, tuổi thơ của ông gắn liền với những câu chuyện Doremon và bô phim Anime bất hủ. Và chính bởi niềm đam mê đó, ông đã được chọn để khiến những bông hoa biết cười ra đời. Trong 1 lần kiểm tra giữa kì ở trường, trong lúc không làm được bài, ông đã tạo ra những bông hoa với 1 nụ cười màu sắc mà chúng ta thường thấy ngày nay.
Ông tiếp tục mở rộng kiến thức hội họa của mình khi tiếp tục theo học ở trường Đại học Nghệ Thuật Tokyo danh tiếng và trở thành 1 giáo viên nổi tiếng với việc dạy học sinh “vẽ hoa”. Tốt nghiệp với bằng xuất sắc, khả năng nghệ thuật của ông được nâng lên 1 tầm cao mới khi ông chạm tay vào Digital Art. Tuy nhiên ông dần nhận ra được cái giới hạn của nghệ thuật Nhật Bản, nó thiếu đi sự đa dạng, 1 cách phóng khoáng bất quy tắc của phương Tây. Murakami Takashi cần nhiều hơn nữa, ông muốn câu chuyện của ông phải được hằn sâu vào tâm trí mọi người. Và ông đã chọn du học đến 1 miền đất mới ở phương Tây, New York. Ở nơi xứ lạ này, ông đã bị cuốn vào cái cách mà phương Tây sử dụng 1 tổ hợp họa tiết khác nhau để vẽ lên 1 bức tranh toàn cảnh. Loại hình nghệ thuật này nhấn mạnh nghệ thuật trừu tượng với khả năng thao túng thị giác để kể chuyện. Và sau khi cảm thấy đã thấm nhuồn cái nét đẹp của nghệ thuật phương tây, ông đã quay trở lại Nhật Bản để viết tiếp ước mơ còn đang dang dở của mình về thời trang và Sneaker của mình.
Mr. DOB – Đứa con đầu tiên
Đây là 1 trong những giai đoạn tranh cãi của cuộc đời của Murakami khi tâm chí ông bị phân luồng bởi nghệ thuật phương tây và nghệ thuật của Nhật Bản. Để vẽ ra những thứ xảy ra trong đầu ông, ông tạo ra 1 Mr. Dob với hàm răng sắc như dao cạo cùng với những con mắt đang nhìn về tứ phía. Thoạt nhìn qua, nhân vật có vẻ có sự xen lẫn giữa đáng yêu và đáng sợ nhưng đó hoàn toàn lại là sự ám ảnh của Muramaki và Anime. Murakami đã lấy cách vẽ những đôi mắt to tròn của Anime Nhật Bản để khắc hoạ lên con mắt của nhân vật này. Và cái miệng cười man rỡ như đang nuốt chửng cả thế giới là những suy nghĩ của ông trong việc hợp nhất 2 nền văn hoá nghệ thuật này. Và chính cái tên cũng được lấy từ từ “dobojite” hay “tại sao” trong tiếng việt.
Những bông hoa màu sắc xâm chiếm thế giới
Chỉ 2 năm sau đó, với những gì tuyệt đếp nhất của chủ nghĩa “siêu phẳng”, Takashi Murakami đã khiến cả thế giới phải công nhận nghệ thuật của mình. Kể từ cái lần Debut vào năm 1995 với Artwork chằng chịt những bông hoa đang cười với nhiều màu sắc khác nhau, ông đã khiến cả thế giới phải ngỡ ngàng ở câu chuyện đen tối đằng sau. Những bông hoa đó tượng trưng cho nụ cười gò bó của con người Nhật Bản, bị đàn áp, bị tổn thương bởi chiến tranh và quả bom nguyên tử lịch sử ở Hiroshima và Nagasaki. Câu chuyện lâm li bi đát này đã lọt vào tai người đàn ông đứng sang hàng loạt thiết kế của Louis Vuitton – Marc Jacob. 2 con người này đã cùng tạo ra 1 phiên bản mới của hoạ tiết Monogram thường thấy của LV, 1 hoạ tiết tràn ngập sắc màu. Với 2 biến thể hoạ tiết là “Monoframouflage” và “Cherry Blossom” đã tạo ra 1 làn sóng bùng nổ trong ngành thời trang đang trở nên bão hoà thời bấy giờ. Và LV cũng chính là người góp công đầu tiên đưa thiên tài nghệ thuật này ra ánh sáng, nơi mà ông thuộc về. Trong xuyên suốt 20 năm hợp tác cùng Louis Vuitton trong mảng Monogram, sự biến tấu độc đáo của ông đã khiến thời trang phải chầm chồ khi nói đến thương hiệu xa xỉ này.
Và kể từ đó các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã bắt đầu biết đến cái tên – Murakami. Vào năm 2007, Supreme đã gọi tên ông để toàn quyền thiết kế cho bộ ván trượt mới nhất trong Collection của mình. Với chủ đề là 1 chú chó, từng hoạ tiết biếm hoạ hình con mắt được điểm lên chiếc ván trượt và dòng chữ Kanji tượng trưng cho loài chó cũng được khắc lên. Vans cũng là cái tên tiếp theo mà Murakami có cơ hội chạm tay vào khi ông mang đến cho Vans những màu sặc mới lạ của nghệ thuật. Những biểu tượng Hoa mặt cười hay chiếc đầu lâu đã được Murakami “vẽ” lên những sản phẩm của sneaker của Vans. Không những thế, ngay trong năm ngoái, ông cũng đã kịp thực hiện được lời hứa với Nike khi đưa những bông hoa của mình lên đôi Air Force 1.
Sau tất cả, giống như cái cách mà Kaws và Bearbrick làm, những bông hoa mặt cười của Murakami đã trở thành 1 biểu tượng gắn liền với sự phát triển của thời trang đại chúng. Tất cả những thứ gắn liền với nghệ thuật như âm nhạc, thời trang, hội hoạ đều đã sở hữu cái tên của ông. Là 1 trong những người khiến văn hoá Nhật Bản vang tầm thế giới, cái thứ định nghĩa “siêu phẳng” của ông dường như đã khiến thế giới phải phẳng lại dưới hội hoạ của ông. Chúng ta hãy cùng nhau hướng tới tương lai và xem cái cách mà Murakami phát triển di sản đã có của ông như thế nào nhé.