Lịch sử hình thành và phát triển của những đôi giày Sneakers

By vithanhlam | 05/09/2023

Đã bao giờ các bạn thắc mắc về việc những đôi sneakers có nguồn gốc từ đâu? Sneakers có ý nghĩa như thế nào đối với ngành thời trang? Ngày hôm nay hãy cùng Jordan1.vn tìm hiểu về lịch sử của những đôi giày sneakers này nhé!

Ban đầu, khi nhắc tới những đôi giày sneakers ta thường liên tưởng đến hình ảnh những đôi giày chuyên dụng cho người chơi thể thao. Tuy nhiên, ngày nay sneakers còn là biểu tượng của thời trang, và việc được sở hữu những đôi giày thể thao thời trang, hợp trend là điều mà hầu hết mọi người đều mong muốn. Có thể thấy từ phong cách thường ngày, hay phong cách thể thao cho tới sàn trình diễn thời trang đều có sự góp mặt của những đôi giày sneakers. Những đôi giày thể thao này đang ngày càng đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của chúng: Trở thành một biểu tượng của nền văn hóa.

Vào năm 2020, Thị trường giày sneakers toàn cầu được thống kê trị giá khoảng 79 tỷ đô la Mỹ và được dự đoán sẽ cán mốc 120 tỷ đô vào năm 2026. Với sự tăng trưởng nhanh như vậy, thật không có gì ngạc nhiên rằng thị trường này có khả năng sẽ trở nên có tầm ảnh hưởng lớn. Cuộc triển lãm mới ở bảo tàng thiết kế của London (London’s Design Museum) đã đánh dấu một bước đột phá trong ngành công nghiệp giày thể thao. Ở đây họ đã thuật lại cách mà những đôi giày thể thao trở thành một biểu tượng văn hóa không thể bàn cãi trong mọi thời đại. 

Sneakers đề cao sự thoải mái

Những thập kỷ qua đã chứng kiến những thay đổi của cách mà mọi người mang giày thể thao. Việc mang một đôi giày khi đi làm hoặc đến những nơi trang trọng đã trở nên quen thuộc hơn với mọi người. Ngay cả chuyên gia về những quy tắc thuần phong mỹ tục Debrett cũng đã đồng tình với việc mang những đôi giày thể thao vào những dịp lễ là điều thông thường, có thể chấp nhận được.

Sự lên ngôi của những đôi giày xu hướng thể thao đã tác động tích cực tới sự tăng trưởng của việc kinh doanh những đôi giày sneakers – cùng với việc theo đuổi sự thoải mái cho người mang chúng. Điều này mới chỉ có sự khởi sắc trong quá trình cách ly xã hội, khi mọi người bắt đầu ưu tiên sự thoải mái. Điều này ảnh hưởng tích cực tới doanh số bán hàng của những cửa hàng kinh doanh quần áo thể thao, giày bệt và sneakers.  

Những đôi giày thể thao đã có sự chuyển mình từ thị trường ngách nhỏ cho tới những đồ vật biểu tượng cho thời trang. Giày dép hiện giờ đang được cho là mặt hàng bán chạy nhất trong thị trường mặt hàng xa xỉ và sneakers đóng góp phần lớn tới sự tăng trưởng đáng kể này.

Các hãng thời trang xa xỉ từ Gucci cho tới Balenciaga đang bắt đầu tạo ra cuộc chạy đua trong thị trường giày thể thao xa xỉ. Vào năm 2017, đôi Balenciaga Triple S trở thành mẫu giày bán chạy nhất thị trường bấy giờ và chúng hiện đang không có dấu hiệu ngừng lại. 

Để hiểu được tại sao cơn sốt giày sneaker trở thành một hiện tượng như nào, điều quan trọng là phải theo dõi sự kế thừa của chúng từ chức năng cho đến biểu tượng văn hóa. Những đôi giày đầu tiên được làm ra bởi công ty Cao su Liverpool (The Liverpool Rubber Company) vào những năm 1830 bởi John Boyd Dunlop. Dunlop là người đã khám phá ra cách kết dính mũ vải canvas vào đế cao su. Những đôi giày này được gọi là giày cát được người thời Victoria mang khi đi biển. 

Nhà sử học Thomas Turner định nghĩa rằng những thế kỉ sau của thể kỉ 19 là thời điểm quá trình công nghiệp và xã hội thay đổi kết hợp với sự phát triển dồi dào của thể thao, giày tennis sân cỏ nói riêng. Điều này dẫn đến nhu cầu cho một đôi giày chuyên dụng hơn, điều mà Dunlop có thể làm được từ cao su của công ty ông. Dunlop đã phát hành một biểu tượng riêng, Green Flash năm 1929, đôi mà huyền thoại tay vợt Fred Perry mang ở Wimbledon. 

Những đôi giày thể thao vào thế kỷ 20 bao gồm Converse All Star, thiết kế cho những người chơi bóng rổ. Tuy nhiên, Adidas và Nike đều là 2 thương hiệu đã định hình cho sự phát triển của giày sneakers từ biểu tượng thể thao cho tới phong cách.Được thành lập bởi Adi Dassler ở Đức năm 1924 với tên gọi  “Gebrüder Dassler Schuhfabrik”, công ty sau này đổi tên thương hiệu thành Adidas vào năm 1949. Nhãn hàng tạo ra với đôi giày chạy đầu tiên với đế hoàn toàn bằng da và gai được làm thủ công, đôi mà được mang bởi Jessie Owens vào Kỳ Olympic năm 1936. 

Còn Nike được tạo ra bởi Bill Bowerman và Phil Knight năm 1964 với tên gọi Blue Ribbon Sports và cũng được sang tên thành Nike năm 1971. Điều này trùng hợp với cơn sốt chạy bộ ở Mỹ. Thiết kế đầu tiên của Nike là Cortez với đệm để chạy. Đôi Cortez được Tom Hanks mang trong Forest Gump, điều này được đảm bảo cho vị thế của Nike.

Sneakers cùng với sự thương mại hóa

Cuộc nghiên cứu của Yuniya Kawamura về sneakers định nghĩa được 3 làn sóng của hiện tượng này. Làn sóng đầu tiên vào những năm 1970 được xác định bởi làn sóng ngầm về văn hóa sneakers và sự xuất hiện của Hiphop. Thiết kế Adidas’ Samba là một ví dụ điển hình đã trở thành một phần then chốt của Thời trang Terrace trong văn hóa bóng đá. Năm 1986, Run-DMC phát hành bài hát My Adidas, dẫn tới một bản hợp đồng tại trợ với nhãn hàng này. Điều này củng cố gốc rễ của thể thao trong văn hóa đại chúng. 

Ở làn sóng thứ hai của hiện tượng này bắt đầu những năm 1984 cùng với sự phát hành của Nike Air Jordans. Điều này dẫn tới văn hóa thể thao được phổ biến và được coi là item được nhiều người mong muốn bởi được nhiều người nổi tiếng đã tin dùng. Cho Kawamura, làn sóng thứ ba được ghi dấu bởi thời kì kỹ thuật số và dẫn tới sự phát triển trong marketing giày sneakers và văn hóa bán lại. Việc trao đổi bán lại giày thể thao trên thị trường có giá trị khoảng 6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019 và được dự đoán lên tới 30 tỷ đô vào năm 2030.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của “sneakerheads” những người sưu tập và buôn bán giày sneakers đã khẳng định rằng họ duy trì vị thế nổi tiếng. NikeAdidas thường xuyên cho ra mắt những mẫu giày limited và kết hợp cùng với người nổi tiếng, ngôi sao hip-hop, vận động viên.Không hiếm người chọn đi đường dài để có tận tay cho mình những mẫu giày hiếm, ngay cả việc xếp hàng dài trong đêm. Ví dụ bao gồm Nike Air Yeezy 2 “Red October” Air Jordan x 1 Off-White “Chicago”. Những đôi giày có giá khoảng 190 đô và 240 đô la Mỹ và được bán lại với giá dao động khoảng từ 1,695 đô la Mỹ 1,695 tới 6,118 đô la Mỹ.  Với thị trường bán lại béo bở đã tạo ra một một giáo phái mới của những người đam mê giày thể thao, những người thông qua tinh thần kinh doanh đang tạo ra sự tăng trưởng đáng kể cùng với thu nhập cá nhân. 

Từ thể thao đến thời trang, giày thể thao chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng. Tuy nhiên, mặc dù được áp dụng theo xu hướng chính thống, giày thể thao vẫn giữ được vẻ đẹp của chúng như một biểu tượng văn hóa.

Đọc thêm: Top 7 phiên bản giày Sneaker đáng sở hữu nhất năm 2022  

                  Top 10 thiết kế Slides tuyệt vời nhất cho hè 2022