Quá trình hình thành và phát triển của sneaker để trở thành biểu tượng của văn hóa đại chúng

By vithanhlam | 05/09/2023

Sneakers từ một biểu tượng cho sự linh hoạt, thoải mái được sử dụng cho thể thao đã nhanh chóng chuyển mình từ một mặt hàng thiết yếu thứ cấp trở nên nổi tiếng ,được biết đến rộng rãi hơn và là một món đồ thời trang được ưa chuộng.Từ phong cách thể thao tới đường phố rồi cho đến những sàn diễn thời trang, sneakers đã để lại cho mình một dấu ấn không thể phai nhòa trong nền văn hóa đại chúng cho tới mãi về sau.
Thị trường mua bán và trao đổi sneaker toàn cầu được định giá vào khoảng 79 tỉ đô la Mỹ (56 tỉ euro) vào năm 2020 và được dự báo sẽ đạt ngưỡng 120 tỉ đô la Mỹ vào năm 2026.Với sự lớn mạnh khổng lồ như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi đây được coi là một nghành công nghiệp không khói. 

qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-sneaker-de-tro-thanh-bieu-tuong

Một bước tiến lớn của nghành công nghiệp này là khi một triển lãm tại Bảo tàng thiết kế London giải thích tại sao những đôi giày thể thao mà chúng ta đi hằng ngày lại trở thành một biểu tượng không thể tách rời trong nền văn hóa của thời đại.

Khi sự thoải mái lên ngôi

Thập kỉ vừa qua đã cho chúng ta thấy sự thay đổi to lớn trong việc tái định hình cách mà chúng ta sử dụng những “đôi giày thể thao” này.Việc chúng ta sử dụng những đôi sneakers này không chỉ còn xuất hiện tại nơi làm việc hay cho những dịp đặc biệt nữa. Thậm chí, các nhà chuyên gia về hành vi và quy tắc ứng xử Anh quốc từ Debrett đã cho thấy sự đồng tình của họ trong việc sử dụng những đôi sneakers này trong thường nhật.

qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-sneaker-de-tro-thanh-bieu-tuong

Sự thống trị của những xu hướng đậm chất thể thao đã có sự ảnh hưởng nhất định trong doanh số bán ra của những đôi sneakers cùng với đó là mưu cầu về sự thoải mái của người tiêu dùng. Điều này thậm chí còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong thời điểm khủng hoảng toàn cầu khi việc cách ly tại nhà khiến cho ưu tiên sự thoải mái của mọi người được đặt lên hàng đầu, kết quả là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số bán ra của trang phục tại gia, thời trang tối giản và những đôi giày đế phẳng, giống như sneakers. Và như vậy, những đôi sneakers đã chuyển mình từ một mặt hàng thiết yếu trở thành một vật phẩm thời trang được khát khao.Nền văn hóa sát mặt đất này giờ đây trở thành danh mục mua bán lớn nhất trong thị trường cao cấp và sneakers đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển to lớn này.

qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-sneaker-de-tro-thanh-bieu-tuong
Những hãng thời trang cao cấp từ Gucci cho đến Balenciaga đều chạy đua trong việc chiếm lĩnh thị trường sneakers cao cấp.Vào năm 2017, đôi Balenciaga’s Triple S trở thành đôi giày được mua bán nhiều nhất trong phân khúc cao cấp và sự lan truyền rộng rãi của mẫu thiết kế này dường như không có điểm dừng.

Khởi nguồn từ những đôi giày quần vợt

Những đôi giày thể thao đầu tiên được tạo ra bởi Công ty cao su Liverpool do John Boyd Dunlop sáng lập nên vào thập niên 30 của thế kỉ 19. Dunlop là một người tiên phong trong việc sử dụng vải canvas của phần thân giày kết hợp với đế cao su. Sandshoes-cách mà họ gọi mẫu thiết kế này của Dunlop được những người dưới thời Victoria sử dụng trong những chuyến du ngoạn bãi biển của họ.Nhà sử học Thomas Turner định nghĩa những thập kỉ cuối của thế kỉ 19 là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp nặng và thay đổi sâu sắc trong xã hội, đi kèm với đó là nhu cầu về những món đồ thể thao cũng tăng lên một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong bộ môn quần vợt. 

qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-sneaker-de-tro-thanh-bieu-tuong

Chính những thay đổi này đã làm dấy lên sự cần thiết về một loại giày chuyên dụng hơn, điều mà loại đế cao su của Dunlop có thể đáp ứng được. Năm 1929, Dunlop cho ra đời thiết kế Green Flash, một biểu tượng của hãng sau này, được mang bởi huyền thoại quần vợt Fred Perry tại Wimbledon.
Một thiết kế kinh điển khác của nền văn hóa sát mặt đất này vào đầu thế kỉ 20 là mẫu Converse All Star được thiết kế dành riêng cho các vận động viên bóng rổ. Tuy nhiên, việc thay đổi những đôi giày này từ một vật phẩm thể thao trở thành một phong cách riêng lại đến từ Adidas và Nike.

Sự thương mại hóa

Theo nghiên cứu về giày thể thao của nhà tâm lí học xã hội Yuniya Kawamura đã chỉ ra ba đợt sóng để làm nên một hiện tượng với tên gọi sneakers.Lần đầu tiên là vào năm 1970 với sự xuất hiện của văn hóa hip-hop đường phố.Một ví dụ điển hình là mẫu thiết kế Samba của Adidas, trở thành một quan trọng của phong cách thời trang Terrace, trở thành một phần của những người hâm mộ bóng đá.Vào năm 1986, Run-DMG cho ra đời bài hát My Adidas, dẫn tới việc trở thành một nhà tài trợ của hãng.Chính điều này đã thay đổi, khiến cho những đôi giày chúng ta mang trên chân ngày nay cắm sâu vào gốc rễ của nền văn hóa đại chúng.

qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-sneaker-de-tro-thanh-bieu-tuong

Đợt sóng thứ hai mà Yuniya Kawamura nhắc tới bắt đầu vào năm 1984 với sự ra đời của Nike Air Jordans.Một lần nữa, đôi chiến hài mà Jay mang trong trận gặp Knicks tháng 10/1984 đã làm dấy lên sự khát khao về sneakers như một mặt hàng thời thượng trong giới nghệ sĩ.Theo Kawamura, đợt sóng cuối cùng được đánh dấu trong thời đại công nghệ, kĩ thuật số và là kết quả của sự lớn mạnh trong thị trường mua bán trao đổi giày và văn hóa “mua đi bán lại” của các cá nhân.
Thị trường mua đi bán lại của sneaker được định giá 6 tỉ đô la Mỹ(4.6 tỉ Euro) vào năm 2019 và dự báo sẽ đạt mức 30 tỉ đô la Mỹ(26 tỉ Euro) vào năm 2030.

qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-sneaker-de-tro-thanh-bieu-tuong

Những mẫu giày này có giá bán lẻ tại các đại lí từ khoảng 190$ cho đến 240$ sau đó được bán lại trong khoảng 1,695% cho đến 6,118$. Chính thị trường bán lại béo bở này đã tạo ra những tín đồ sùng bái giày, khiến cho những đôi giày giới hạn ấy có giá cao gấp 10,20 lần so với giá bán lẻ đi cùng với đó là nguồn thu nhập cao ngất ngưởng của những người thu mua, trao đổi.
Trải qua một quá trình tái định hình với những thay đổi theo to lớn, từ việc sử dụng cho các bộ môn thể thao cho đến khi trở thành một phong cách thời trang, những đôi giày ấy đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường tiêu dùng. Cho dù vậy, bỏ qua việc giày thể thao trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nền văn hóa sát mặt đất này giữ vựng tượng đài của như một biểu tượng của văn hóa đại chúng trên toàn thế giới.