Tất tần tật về lịch sử của phối màu Air Jordan 1 “Banned”

By vithanhlam | 05/09/2023

Ngày 18 tháng 10 hàng năm đánh dấu kỉ niệm một ngày đặc biệt của những người hâm mộ và yêu mến Micheal Jordan trên khắp thế giới nói riêng và cả cộng đồng đam mê giày thể thao nói chung, đó là “Banned Day”, ngày mà cậu tân binh trẻ của Chicago Bulls mang trên chân một đôi giày mà sau đó anh đã bị phạt do màu sắc của đôi giày không hợp lệ.

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Vào năm 1984, khi nhà thiết kế lừng danh Peter Moore cùng ngồi lại với với chàng trai trẻ Micheal Jordan và họ đã cùng nhau tạo nên một trong những đôi giày nổi tiếng và có thể coi là đã khai sinh ra kỉ nguyên của văn hóa Sneaker. Và sau đây hãy cùng AirJordan.vn tìm hiểu về một phối màu vô cùng đặc biệt này nhé.

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Peter Moore đã lấy rất nhiều cảm hứng từ dòng giày bóng rổ Nike Dunk và kết hợp chúng lại tạo nên một thiết kế truyền thống và cổ điển của Air Jordan 1 mà chúng ta được thấy như ngày hôm nay, sở hữu một chất liệu da lộn trên phần Upper với hai tông màu chủ đạo là đen và đỏ, trùng khớp với bộ đồng phục của đội tuyển Chicago Bulls.

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Và trên phần cổ giày cửa Air Jordan High OG khi đó là một biểu tượng Air Jordan Wings logo hoàn toàn mới chưa từng được thấy ở bất cứ đâu, một điều vô cùng đặc biệt khi từ trước tới nay tất cả những gì họ biết chỉ là dấu Swoosh của Nike. Có một sự thật thú vị đó là Peter Moore đã lấy ý tưởng để tạo nên Logo đặc biệt này từ một chiếc khăn ăn trên chuyến bay của anh cùng với đó là một đôi giày trẻ em. Không ai có thể ngờ được rằng một chi tiết đơn giản như vậy lại có thể tạo nên cả một cuộc cách mạng về giày thể thao sau này.

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Và trong khi đó, chàng tân binh trẻ tuổi Micheal Jordan đã chuẩn bị sẵn sàng cho trận đấu đầu tiên tiền mùa giải của mình tại Peoria, anh đã ghi cho mình 18 điểm chỉ trong vỏn vẹn 29 phút ra sân, cách mà Jordan chơi bóng khi đó vượt xa bất cứ một tân binh tầm trung nào của giải đấu, đó cùng là thời điểm mà dòng giày thửa của Jordan được anh quảng bá rầm rộ nhất, tạo nên một cơn sốt với truyền thông mà nhà tổ chức NBA không hề thích thú chút nào.

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Vào ngày 15 tháng 2 năm 1985, NBA đã gửi cho phó chủ tịch Nike khi đó là Rob Strasser một bức thư nói về việc đôi giày với hai màu đỏ và đen mà Jordan đi trong trận đấu ngày 18 tháng 10 năm 1984 đã vi phạm nguyên tắc của giải đấu. Quy tắc này yêu việc toàn bộ các vận động viên đều phải đi giày trùng khớp với nhau cũng như trùng với màu đồng phục của đội tuyển, với Chicago Bulls đó là trắng, đỏ và đen. 

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Và cũng bởi lí do đó, đôi Air Jordan 1 High mà Jordan đã đi không có màu trắng, chính vì vậy mà giải đấu đã phạt anh 5000$ USD do vi phạm nguyên tắc. Nhưng, Jordan vẫn là Jordan, bất chấp việc vi phạm nguyên tắc về màu sắc của giày, hình phạt ấy chẳng gây nhiều khó dễ cho MJ khi anh vẫn mang đôi Air Jordan 1 đó ra sân và bị phạt trong mỗi trận đấu.

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Cũng vào bức thư khét tiếng đó, Air Jordan đã bị coi là hàng cấm. Rất nhiều những người hâm mộ lớn tuổi của Micheal Jordan đã biết về lịch sử của phối màu này, nhưng Nike chỉ thực sự làm sáng tỏ nó vào năm 2011 khi cho ra mắt phối màu Air Jordan 1 Retro High OG “Banned” , chính thiết kế này đã đưa các đầu giày thứ thiệt lên một tầm cao mới khi đây có thể được coi là một phần của lịch sử, một huyền thoại đúng nghĩa.

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Phối màu cổ điển của Air Jordan 1 Black/Red đã được tái phát hành 7 lần trong suốt 30 năm qua và cho đến thời điểm hiện tại, phối màu này vẫn là một điểm nhấn đặc biệt bên cạnh bất cứ phối màu nào khác. Trong thời gian gần đây chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những ngôi sao như Jay-Z, Frank Ocean, DJ Khaled mang trên chân phối màu này. Đây là một đôi giày mà bất cứ người đam mê giày thể thao nào cũng nên có và phải có trong tủ giày.

tat-tan-tat-ve-lich-su-cua-phoi-mau-air-jordan-1-banned

Và đó là Tất tần tật về lịch sử của phối màu Air Jordan 1 “Banned”.  Hãy tiếp tục theo dõi jordan1.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về sneakers. 

Xem thêm:

Quá trình hình thành và phát triển của sneaker để trở thành biểu tượng của văn hóa đại chúng

Lễ kỷ niệm ngày SNKRS hàng năm của Nike hứa hẹn sẽ trở lại và rất bùng nổ